Skip links
BUSD

Sự kiện xoay quanh cuộc thanh trừng BUSD của SEC

Sau khi bị SEC khởi kiện với cáo buộc BUSD là chứng khoán, Paxos tiếp tục bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ cấm phát hành thêm đồng BUSD. Động thái cho thấy sự leo thang trong việc kiểm soát thị trường crypto của chính phủ Mỹ. Vậy những điều này có thể gây ra những tổn thất nặng nề hay không? Cùng điểm qua một vài chi tiết chính trong “cuộc chiến đẫm máu” này nhé.

Paxos thông báo ngừng phát hành BUSD

Trong lúc thị trường đang im ắng để chờ đợi tin tức CPI tại Mỹ thì bằng một cách nào đó, hàng loạt FUD liên quan đến Binance, BUSD, Paxos bất ngờ ập đến như một cơn ”bão”. Khiến cả thị trường rơi vào tâm lý hoảng loạn, giá của các đồng coin cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề.

Cụ thể vào ngày 13/02/2023, Paxos đã đưa ra thông báo về việc ngưng phát hành thêm BUSD từ 21/02 dưới sự yêu cầu của cơ quan tài chính New York (NYDFS).

Paxos được cho là đã phát hành chứng khoán trái phép BUSD (cho một số bạn chưa biết thì theo Đạo luật Chứng khoán 1933 của Mỹ thì bất kỳ thứ gì cũng có thể xem như là chứng khoán, ví dụ: trái phiếu, cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ, các loại chứng chỉ tiền gửi..). Trích theo lời của SEC thì việc BUSD bị xem là chứng khoán vì có sử dụng T-Bill (đem lại lãi suất) làm bảo chứng.

Lý do SEC cho rằng BUSD là chứng khoán

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về Howey test.

Vào năm 1946, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tổ chức phiên tòa giữa SEC và WJ Howey Co. Vụ kiện này đã tạo ra nền tảng cho một phép thử chứng khoán phổ biến hiện nay, được biết đến với tên gọi “phép thử Howey”.

Câu chuyện là vào thời đó, công ty Howey đã bán một phần trang trại trồng cam của mình cho các nhà đầu tư, những người mà mong chờ được nhận lại một phần lợi nhuận từ hoạt động của trang trại. Và cuối cùng thương vụ này đã bị Tòa án Tối cao liệt vào loại hợp đồng chứng khoán theo định nghĩa sau của Thẩm phán Murphy:

Thương vụ này bao gồm việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp đại chúng mà lợi nhuận chỉ sinh ra từ nỗ lực của những người khác.

Trong bài kiểm tra Howey Test của SEC , một hợp đồng đầu tư được định nghĩa là:

  • Một khoản đầu tư bằng tiền
  • Có một kỳ vọng về lợi nhuận từ việc đầu tư
  • Việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp chung
  • Bất kỳ lợi nhuận nào đến từ nỗ lực của người quảng bá hoặc bên thứ ba
BUSD

Vì thế, nếu một giao dịch trên thị trường Crypto được định nghĩa là một “Hợp đồng đầu tư” và đáp ứng đủ các tiêu chí của Howey Test thì sẽ bị xem là 1 loại chứng khoán. Có 4 yếu tố:

• Hoạt động đầu tư tiền (An investment of money)

• Tiền được đầu tư cho một doanh nghiệp đại chúng (Common Enterprise)

• Kỳ vọng thu về lợi nhuận (A reasonable expectation of profit)

• Lợi nhuận thu về từ hoạt động của một bên thứ 3 khác (Derived from the efforts of others).

Đối với SEC, BUSD đã đáp ứng đủ 4 tiêu chí để trở thành chứng khoán mặc dù việc mua stablecoin để mang về lợi nhuận nghe có hơi phi lí một tí.

Hệ quả có thể xảy ra sau sự kiện

Depeg có lẽ là thảm họa và nỗi ám ảnh lớn nhất trên toàn thị trường tính tới thời điểm hiện tại. Để một đồng stablecoin bị depeg thì thường là vì 2 lý do:

  • Một lượng lớn stablecoin được bán ra thành các stablecoin hoặc tài sản khác trong một thời gian ngắn
  • Tài sản không đủ đảm bảo cho giá trị của đồng stablecoin đó

Theo báo cáo từ Paxos (cập nhật vào 10/02/2023), đang có 16,148,914,859 BUSD được đảm bảm bằng lượng tài sản có giá trị ròng 16,438,159,354 (lớn hơn 1.8%).

Tỷ trọng các loại tài sản Paxos đảm bảo cho BUSD:

BUSD
Tiền mặt và các tài sản thanh khoản cao được Paxos sử dụng để đảm bảo giá trị cho BUSD. Nguồn: Paxos

Các tài sản như trái phiếu chính phủ hay thoả thuận mua lại (đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ) đều khá an toàn và có tính thanh khoản tốt. Hơn nữa, thời gian đáo hạn bình quân của các tài sản trên là 3 ngày, do đó, trong trường hợp toàn bộ BUSD bị rút ra USD trong thời gian ngắn thì Paxos vẫn có thể có đủ khả năng đảm bảo tỷ lệ 1:1.

Số lượng tài sản trên được kiểm toán bởi công ty WithumSmith+Brown, PC, một công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Do đó rủi ro về kiểm toán được giảm thiểu.

Do đó, các sự kiện depeg đối với BUSD sẽ chỉ có tính chất tạm thời (trừ khi có các rủi ro về biến động lớn trên thị trường tài chính, rủi ro kiểm toán, pháp lý và thanh khoản). 

Những điều cần lưu ý khi nắm giữ BUSD

Trong thời gian tới, tổng cung và vốn hoá của BUSD sẽ giảm dần theo thời gian. Điều này đã CZ lên tiếng xác nhận.

Vì thế cần chú ý những điểm sau để tối đa hóa lợi ích:

  • Chuyển đổi qua các loại stablecoin khác như USDT, DAI hay USDC.
  • Giao dịch qua kênh OTC hoặc P2P.
  • Thực hiện chuyển đổi khi peg của BUSD ổn định.

Có thể trong thời gian tới chính phủ Mỹ sẽ sử dụng nhiều công cụ pháp lý để tấn công stablecoin. Vì thế nhà đầu tư cần chú ý tới yếu tố đa dạng hóa để giảm thiểu các rủi ro này.

Các nhà phát triển DeFi cũng đã có động thái đối với BUSD. Vào 13/02, MarcZeller đã đưa ra đề xuất đóng băng BUSD trên AAVE v2.

BUSD
MarcZeller đã đưa ra đề xuất đóng băng BUSD. Nguồn: AAVE

Động thái được đưa ra do lo ngại các ảnh hưởng tới peg có thể diễn ra với BUSD khi việc phát hành mới bị cấm. Do đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý và có biện pháp chuyển qua các loại stablecoin khác khi nắm giữ BUSD trên blockchain.

Trước thời điểm FUD ập đến thì BUSD là stablecoin chiếm market share lớn thứ 2 trên thị trường chỉ sau USDT với market cap là $16b. Theo báo cáo mới nhất của PAXOS thì BUSD được back bởi $636m (4%) tiền mặt, $12b giá trị hợp đồng repo đảo ngược, $3b T-Bill (TPCP Mỹ). Như vậy có thể nói là BUSD fully backed.

Các nhà lập pháp đang muốn điều khiển crypto thông qua stablecoin?

Sở dĩ việc các nhà lập pháp muốn điều khiển stablecoin vì hiện nay stablecoin đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thị trường crypto, cụ thể là hiện tại có 3 stablecoin ( USDT, BUSD, USDC ) đang chiếm khoảng 91,72% tổng vốn hóa toàn thị trường stablecoin.

Tuy nhiên các nhà đầu tư nên yên tâm vì không phải lúc nào SEC cũng chiến thắng trong các vụ kiện nhắm đến crypto ( XRP là một ví dụ tiêu biểu ). Bên cạnh đó thì việc kiểm soát của chính phủ với stablecoin cũng khá cần thiết khi họ bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những rủi ro, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo chứng của stablecoin.

Do đó có thể sau sự kiện này, chính phủ Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích dài hạn đối với crypto và quyền lợi tương ứng như thuế, việc làm, đầu tư.

Cơ hội dành cho chúng ta

Trong những cái rủi luôn luôn tồn tại những cái may tiềm ẩn bên trong, một điều khá thú vị ở thời điểm hiện tại là sau khi PAXOS buộc phải dừng việc phát hành token thì token này lại có mức lạm phát = 0. Vì chỉ có người dùng rủ được tiền và PAXOS thì lại chẳng thể in thêm được.

Thị trường crypto luôn tồn tại những điều không thể lại thành có thể như việc shitcoin được bump lên 100 lần sau 1 đêm, Luna x400 lần lên từ đáy. Vì thế có thể nếu BUSD depeg xuống 0,8 thì có thể sẽ xuất hiện một whale nào đó một tsy múc lên để arbitrage ngay.

Nếu CPI của thị trường có chuyển biến tốt thì các dự án Decentralized Stablecoin như FXS ( Frax Finance – Algorithmic stablecoin ) hay MKR ( MakerDAO – over collateral stablecoin ) sẽ chiếm được nhiều sự chú ý.

Tham khảo thêm các tin tức mới hơn tại đây.

Blockchaintoday tổng hợp